Trang chủ > Tin Tức Giáo Dục > Mối lo thiếu chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường đại học

Mối lo thiếu chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường đại học

Sau thời gian công bố xác nhận nhập học online đối với thí sinh trúng tuyển, thì năm nay đã xuất hiện tình trạng trường đại học trong đợt xét tuyển lần một không có thí sinh nào trúng tuyển, các trường đại học đều tuyển sinh bổ sung.

Thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung

1.Nhiều trường Đại học tuyển sinh bổ sung

Phòng tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Như vậy tính đến ngày 27/9/2022 đã có gần 90 trường đại học trên cả nước thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022 , trước thời hạn quy định với số lượng chỉ tiêu lớn và thậm chí có ngành thiếu đến 300 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng tại Trường Đại học Trưng Vương, nhìn vào bức tranh tổng thể thì có thể thấy thí sinh không đăng ký tập trung vào các ngành sư phạm, ngành kỹ thuật, ngành du lịch và nông nghiệp

Đối với Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM ngay sau khi công bố điểm chuẩn thì phía nhà trường đã phát đi thông báo tuyển sinh bổ sung thí sinh với các nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, ngành Khai thác vận tải,… Với ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển bổ sung đối với hình thức thi tốt nghiệp THPT không quá cao chỉ với 15 điểm.

Theo tin tức giáo dục các nhóm ngành như Công nghệ kỹ thuật ô tô, ngành Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử, ngành Kỹ thuật xây dựng, ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông,… Đây là những nhóm ngành có tên trong danh sách xét tuyển bổ sung ở đợt 2 của Trường Đại học Văn Lang.

Tuy nhiên Trường Đại học Dầu khí Việt Nam cũng đã sớm đưa ra điểm chuẩn cho thí sinh ở nguyện vọng 2 đối với nhóm ngành truyền thống của nhà trường như ngành Kỹ thuật địa chất, ngành Kỹ thuật dầu khí, ngành Kỹ thuật hóa học là 18 điểm theo điểm thi THPT chỉ với 30 chỉ tiêu bổ sung .

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

Năm nay mùa tuyển sinh không dưới 10 trường đào tạo liên quan đến kỹ thuật và chế tạo nằm trong danh sách cần tuyển sinh bổ sung, tất cả thí sinh có rất nhiều lựa chọn phù hợp cho bản thân, ngay cả khi ở bậc đại học cũng rơi vào tình trạng khát sinh viên ngành kỹ thuật và chưa nói đến là ở các trường cao đẳng, trường trung cấp, dạy nghề đều trong tình trạng khát sinh viên.

2.Cần định hướng tư vấn nghề nghiệp trước khi tuyển sinh

Theo thông tin từ ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Năm nay trước thực trạng mất cân đối nguồn lực giữa các nhóm ngành và thậm chí giữa các bậc đào tạo, theo GS.TS Lê Tuấn Anh-Chủ tịch Hội đồng  trường Đại học Bách khoa Hà Nội để đánh giá vấn đề này.Ông Tuấn Anh cho biết rằng: “Để tránh sự mất cân đối giữa các nhóm ngành thì cần phải có định hướng nghề nghiệp tốt cho thí sinh, đây không chỉ là vấn đề của hệ thống giáo dục đại học mà cần có sự tham gia của toàn xã hội, theo số liệu dự báo nhu cầu của thị trường lao động chính”.

Đối với nhu cầu thị trường với nhóm ngành kỹ thuật công nghệ thì ông Tuấn Anh đánh giá: “Bên cạnh số lượng dự báo thì cần có dữ liệu về cơ cấu trong cùng một ngành và nhu cầu việc làm có trình độ đại học, cao đẳng, dạy nghề hay thợ thủ công, tuy nhiên hiện nay dữ liệu dự báo về tổng nhu cầu việc làm cũng như cơ cấu trình độ không rõ ràng nên không dễ để định hướng và lựa chọn ngành nghề theo đám đông là một hệ quả tất yếu đối với các em”.

Theo các chuyên gia, họ cũng lấy ví dụ về ngành kỹ thuật, ngành công nghệ ô tô cần có dự báo về nhu cầu kỹ sư, cử nhân, công nhân, thợ kỹ thuật cần thiết cho nghiên cứu và phát triển cho sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp phụ trợ cho ô tô cũng như nhu cầu nhân lực cho việc vận hành và bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa ô tô…

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur miễn 100% học phí

Ông Tuấn Anh chia sẻ rằng “ Đối với thị trường ô tô Việt Nam là rất triển vọng nhưng nếu chiến lược phát triển không rõ ràng, thì dữ liệu về việc làm sẽ không thể dự báo được, xã hội và người học chỉ dựa vào tiềm năng mà đổ xô theo học thì sẽ có thể dẫn tới dư thừa nhân lực hoặc phải làm việc trái ngành sau khi thí sinh tốt nghiệp ra trường”.

Theo TS.Nguyễn Văn Lâm, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải thông tin rằng : “ Không phải nhóm ngành kỹ thuật nào cũng rơi vào tình trạng thiếu sinh viên và khối liên quan đến ô tô là ngành có số lượng đăng ký lớn, điểm trúng tuyển luôn ở mức cao, tuy nhiên ở chiều hướng ngược lại ngành xây dựng và xây dựng giao thông đường bộ đang đối mặt với nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng đặc biệt là thiếu kỹ sư nghiêm trọng ở các doanh nghiệp”.

Ông Lâm cũng cho rằng  tất cả thí sinh hiện nay vẫn chỉ quan tâm đến các nhóm ngành hot như kinh tế, ngành công nghệ thông tin mà bỏ quên đi các ngành kỹ thuật, một trong những nguyên nhân chính là bởi quan niệm xã hội và nhiều em ngại vất vả, luôn thích học những ngành nhàn hiện đại với đời sống công nghệ 4.0.

XEM THÊM: CAODANGYDUOCTPHCM.VN

.

Mô tả viên Biên tập

Có thể bạn quan tâm

Tiêu chuẩn GMP trong ngành dược là gì? Các yêu cầu cụ thể như thế nào?

GMP, một thuật ngữ phổ biến trong ngành Dược phẩm, đóng vai trò then chốt …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.