Trang chủ > Tin Tức Giáo Dục > Tin tức Y dược > Ý nghĩa của xét nghiệm Ketone và khi nào cần thực hiện?

Ý nghĩa của xét nghiệm Ketone và khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm Ketone đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi bệnh đái tháo đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Người mắc đái tháo đường được khuyến khích thực hiện kiểm tra Ketone thường xuyên khi gặp cúm hoặc có sự tăng đột ngột đường huyết.

1. Khái niệm về Ketone

Cô Hoàng Duyên – giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM –  Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ketone bao gồm ba chất là acetone, axit beta-hydroxybutyric và acetone acetic. Chúng được tạo ra khi cơ thể phân hủy axit béo để sản xuất năng lượng, đặc biệt khi không có đủ glucose để cung cấp năng lượng cho tế bào.

Người mắc bệnh đái tháo đường thường có thể tích tụ ketone trong máu. Nếu mức độ Ketone trong máu vượt quá ngưỡng cho phép và không được kiểm soát bởi insulin, glucagon hoặc các kích thích khác, người bệnh đái tháo đường loại I có thể mắc phải tình trạng nhiễm toan đái tháo đường. Đối với một số người bệnh, cũng có thể phát triển bệnh đa niệu thẩm thấu, gây mất nước và điện giải.

Để đánh giá nồng độ Ketone, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu

<center><em>Xét nghiệm nồng độ ketone giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường </em></center>
Xét nghiệm nồng độ ketone giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm Ketone?

Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là loại I, thường được khuyến khích thực hiện xét nghiệm Ketone. Các triệu chứng sau đây nên được chú ý:

  • Sụt cân nhanh, cảm giác mệt mỏi và gầy yếu.
  • Thở nhanh và không đều.
  • Cảm giác buồn nôn, đau bụng, và có thể nôn mửa.
  • Mất hứng thú với thức ăn hoặc thường xuyên cảm thấy đói khát và tiểu nhiều.
  • Có dấu hiệu xuất huyết trong dạ dày khi kiểm tra bằng nội soi.

Người mắc bệnh đái tháo đường loại I cần thường xuyên thăm khám và kiểm tra nồng độ Ketone. Khi mức độ glucose trong máu đạt 7.0mmol/L khi đói và 11.1mmol/L vào các thời điểm khác trong ngày, đặc biệt cần lưu ý.

Nhiễm toan đái tháo đường là kết quả của sự tăng nồng độ axit trong máu do Ketone. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như phù não, hôn mê, mất ý thức, thậm chí là tử vong. Vì tính nguy hiểm của nhiễm toan đái tháo đường, việc kiểm tra định kỳ là cần thiết để có phản ứng điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

3. Quy trình xét nghiệm Ketone

Xét nghiệm ketone có thể thực hiện bằng mẫu máu hoặc nước tiểu. So sánh hai phương pháp này, kiểm tra nồng độ ketone trong máu thường mang lại kết quả chính xác hơn và quan trọng hơn trong việc đánh giá tình trạng bệnh.

Xét nghiệm ketone qua nước tiểu thường chỉ cho thấy mức độ ketone trong thời gian gần đây, trong khi xét nghiệm máu cung cấp chỉ số ketone ngay lập tức. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chọn xét nghiệm nước tiểu do sự tiện lợi và đơn giản của phương pháp này.

Cô Trúc Li, giảng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ quy trình tóm tắt cho việc xét nghiệm ketone qua nước tiểu:

  • Chuẩn bị cốc sạch và thu thập mẫu nước tiểu, lưu ý lấy mẫu giữa dòng.
  • Thả que thử vào mẫu nước tiểu và chờ cho que chạm vào vạch chỉ định.
  • Đọc kết quả trên que thử hoặc sử dụng máy xét nghiệm để đọc chỉ số.

Người mắc bệnh đái tháo đường thường được khuyến khích thực hiện xét nghiệm ketone định kỳ, với một số trường hợp bác sĩ có thể khuyến nghị kiểm tra 1-2 lần mỗi ngày.

<center><em>Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện xét nghiệm ketone thường xuyên</em>>/center>
Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện xét nghiệm ketone thường xuyên

4. Ý nghĩa của xét nghiệm ketone

Xét nghiệm ketone ngày càng trở nên phổ biến, nhưng thường chỉ những người đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường mới quan tâm đến chỉ số ketone. Vậy xét nghiệm ketone có ý nghĩa gì?

Khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, người bình thường thường cho kết quả là âm tính. Người có kết quả xét nghiệm ketone dương tính thường được gọi là “bị ketone niệu”.

Mức độ nhiễm ketone máu được chia thành các mức độ sau:

Dưới 0,6 mmol/L: Mức độ này chỉ ra rằng nồng độ ketone trong máu ở mức bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Từ 0,6-1,5 mmol/L: Mức độ này cho thấy nồng độ ketone trong máu tăng cao hơn, cần tái kiểm tra để xác định chính xác hơn.

Từ 1,6-3,0 mmol/L: Mức độ này chỉ ra rằng nồng độ ketone trong máu cao, có nguy cơ nhiễm toan đái tháo đường.

Từ 3,0 mmol/L trở lên: Mức độ này cho thấy nồng độ ketone rất cao, cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được cấp cứu và điều trị ngay.

Ngoài người mắc bệnh đái tháo đường, người bị tiêu chảy dẫn đến mất nước, nôn mửa, hoặc ngộ độc thức năng cũng có thể gây tăng nồng độ ketone nhanh chóng.

5. Xử lý khi chỉ số ketone tăng cao

Khi nồng độ ketone trong nước tiểu tăng cao, đó là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, và người bệnh cần phải được khám và điều trị ngay lập tức:

Truyền dung dịch qua tĩnh mạch: Nhiễm toan đái tháo đường có thể gây mất nước, do đó, việc bổ sung dung dịch sẽ giúp cơ thể loại bỏ glucose dư thừa trong máu.

Bổ sung điện giải: Khi mắc nhiễm toan đái tháo đường, cơ thể có thể mất cân bằng điện giải, gây ảnh hưởng đến chức năng tim và cơ bắp. Do đó, việc bổ sung điện giải là cần thiết.

Tiêm insulin: Người bệnh cần được tiêm insulin để giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn để tạo ra năng lượng. Cần kiểm tra glucose và nồng độ ketone thường xuyên để điều chỉnh liều lượng insulin phù hợp.

Xét nghiệm ketone đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ nhiễm toan đái tháo đường. Để duy trì sức khỏe tốt, quan trọng nhất là thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế đáng tin cậy.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Mô tả viên Biên tập

Có thể bạn quan tâm

Các điều cần lưu ý khi tham gia xuất khẩu lao động trong ngành Điều dưỡng

Xuất khẩu lao động Điều dưỡng hứa hẹn thu nhập cao và môi trường làm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.