Bác sĩ nghề mặc nhiên suốt ngày phải đối mặt với cảnh máu me, chia li thậm chi mất mát, nhưng cũng có lúc họ không thể kìm lòng mà khóc nghẹn trước những cảnh diễn ra trước mắt.
- Học ngành Y Dược nên chọn ngành nào có thu nhập cao
- Cán bộ Y tế Trung cấp sẽ bị sa thải nếu không chuẩn hoá trình độ Cao đẳng
- Đảm bảo việc làm cho sinh viên học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Một nổi đau khó tả, không nguôi lòng điều mà chẳng ai muốn là mất đi người thân, còn với những người ngành Y thì nổi đau này có lẻ là gấp bội phần.
Nghề bác sĩ phải đối mặt với rất nhiều áp lực và mệt mỏi
Đôi dòng trải lòng được sự thông cảm từ nhiều phía của mọi người
Nói đến bệnh, ai cũng có thể nghĩ đến sự đau đớn, khổ sở, khó chịu, buồn bã, âu lo, sợ hãi và vô số những tâm lý tiêu cực khác. Hễ bệnh là đau. Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào, dù đau “về thân”, chúng ta đừng có khổ “về tâm”.
Quy luật của trời “Sinh – tử – bệnh – lão” một quy luật buộc mỗi con người chúng ta phải biết chấp nhận và chẳng thể nào thoát khỏi khi mà mỗi ngày vẫn có biết bao gia đình phải trải qua bao nhiêu nổi đau mất đi người thân.
Còn với những người làm nghề Y họ cũng có gia đình, cũng phỉ chịu bao nổi đau, lo âu thầm kín không nói nên lời mà không phải ai cũng thấu hiểu được. Bởi lương y như từ mẫu, đôi khi họ phải đánh đổi giữa việc cứu người lấy giây phút cuối cùng để được ở cùng thân nhân.
Theo tin tức mới chúng tôi nhận được lời chia sẻ từ một sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM mới tốt nghiệp ra trường dấu tên, những dòng chia sẻ đã lấy đi phần nào những giọt nước mắt, những nổi đau mạnh mẽ của người bác sĩ khi một bên là người nhà bệnh nhân, một bên là bệnh nhân được cứu chữa và thu hút được sự quan tâm bình luận, like, chia sẻ từ phía cộng đồng mạng. Qua đó, thấy được phần nào sự thấu hiểu của mọi người đối với những người làm nghề Y.
Đoạn nội dung chia sẻ của bạn sinh viên trẻ
Năm thứ 3 tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đi phụ mổ ở bệnh viện Nhân dân Gia Định, ca mổ mới bắt đầu được nửa giờ đồng hồ thì Bác sĩ người mổ chính nhận được tin mẹ mất. Chú vẫn giữ tâm trạng bình tĩnh rồi tiếp tục ca phẫu thuật cùng mọi người với ca mổ hoàn thành trong 3 giờ đồng hồ.
Mũi khâu cuối cùng vừa dứt, chú xin phép mọi người thay đồ thật nhanh rồi ra ngoài. Trong phút vội chạy ra ngoài tôi tình cờ nghe được tiếng khóc nấc , nghẹn lòng của chú bên cầu thang, rồi phút chốc không thấy bóng dáng chú đâu. Ba ngày sau, lại thấy chú niềm nở bình thường với mọi người ở bệnh viện tiếp tục với những ca mổ đang chờ.
Đến năm thứ 4, đi trực ở khoa cấp cứu bệnh viện Nhiệt Đới cùng với một chị Bác sĩ nội trú, khi chi đang chuẩn bị mở khí quản cho bệnh nhân thì một bệnh nhân giường bên cạnh trở nên nặng hơn. Ngay lập tức có các bác sĩ đến cấp cứu cho bệnh nhân, khi tôi đang loay hoay thì chị hét lên mắng tôi phải tập trung vào công việc.
Bác sĩ luôn phải thấy những cảnh đau thương mất mát
Hôm qua, ngày đầu tiên được nhận vào làm việc tại bệnh viện, vừa từ phòng mổ hút mỡ cho bệnh nhân ra tôi nhìn thấy một chị Điều dưỡng làm cùng đứng nép sau tấm cửa phòng bệnh nhân, mắt đỏ hoe. Một lát sau thấy chị vào rửa mặt, rồi tiếp tục với công việc vẫn tươi cười hướng dẫn, chăm sóc nhiệt tình cho bệnh nhân. Hỏi thăm mấy người làm cùng khoa thì mới biết người thân chị mất, vì công việc ở khoa nhiều chị phải thu xếp xong, rồi đặt vé máy bay về khi công việc vừa xong.
Cuộc sống như thế trôi qua, nổi đau thương mất đi người thân mỗi người đều phải trải qua. Nhưng sau tất cả, ta lại phải lựa chọn với những sầu bi ấy, khóc hay cười, buồn hay vui tiếp tục sống một cuộc sống lạc quan hay ay chịu rơi vào hố sâu của những cơn buồn tăm tối, tất cả đều do chính mình lựa chọn.
Quyết định ấy lại càng khắc nghiệt và phải thật nhanh chóng với những người đã chọn nghiệp cứu người hành nghề Y. Rồi khi trải qua bao sóng gió của cuộc đời ta thấy mình bình yên và tĩnh tâm đến lạ.
Nguồn: caodangyduoctphcm.vn